Nghề nào được mình yêu thích nhất, tâm đắc nhất và cố gắng lưu giữ đeo đuổi nghề đó thì có thể gọi nghề là nghiệp. Riêng tôi, tôi gọi là đời nghề, vì đã yêu nghề thì yêu suốt đời .
Những người mà ta gặp gỡ trong cuộc đời thì nhiều, nhưng
người để lại dấu ấn trong đời ta thì ít. Với tôi, trong đời nghề đã có tới hai
dấu ấn không thể nào quên.
Năm 1981, đến Đài Phát thanh Đồng Nai xin thi tuyển phóng viên, nhà báo đầu tiên trong đời mà tôi gặp là Phó Giám đốc phụ trách Biên tập- Lê Thiện. Ông giao đề tài tôi phải thực hiện bài viết, phân tích vấn đề giúp tôi nắm được nội dung cần phản ảnh và cấp giấy giới thiệu để tôi tiện liên hệ lấy tư liệu. Sự ân cần thân thiện của ông đã để lại trong tôi một cảm nhận tốt đẹp với nghề cùng với phong cách người làm báo.
Chính thức làm phóng viên của Đài, thành lính của ông, tôi
gọi ông là chú Út dù ông lớn tuổi hơn ba mẹ tôi. Cha tôi mất sớm nên trong quá
trình công tác ở Đài, mỗi lần gặp vướng mắc vượt quá tầm suy nghĩ của tôi,
người tôi cầu cứu là chú Út. Bao giờ đến với chú, tôi cũng được chú ôn tồn giải
thích tận tường, căn dặn cặn kẽ bằng thái độ hiền hòa thân thiết như cha đối
với con. Không chỉ riêng tôi, tất cả anh chị em trong cơ quan cũng được chú cư
xử như vậy, giữa lãnh đạo - nhân viên không có khoảng cách mà luôn gần
gũi rất thân mật nên mọi người quý mến tin tưởng chú là điều đương nhiên.
Con đường làm báo của tôi không suông sẻ và đã có khoảng
thời gian dài tôi kiếm sống bằng nghề khác. Thỉnh thoảng, gặp chú Út vào buổi
sáng ở tiệm ăn nào đó, tôi lại được nghe chú phân tích giải thích những vấn đề
tôi chưa thông suốt suy nghĩ. Thậm chí tôi còn dám hỏi chú về cuộc sống hạnh
phúc riêng sau lần chú tái hôn; chú cười khà khà sảng khoái truyền đạt cho tôi
những kinh nghiệm cuộc sống lứa đôi, điều gì nên tránh điều gì nên làm để cuộc
sống đạt hạnh phúc ấm êm…vẫn với tình cảm y hệt cha con nói chuyện gia đình.
Hơn 10 năm sau, tôi lại được làm việc chung với chú Út ở báo
Lao động Đồng Nai, lúc này chú đã nghỉ hưu nhưng vẫn góp sức cho tờ báo thêm
vững mạnh. Vẫn thái độ ôn hòa điềm đạm, chú chỉ cho tôi điểm cần “nhấn mạnh”
trong bài viết, cách chọn lọc dùng từ ngữ để người đọc cảm nhận sâu sắc ý tứ
mình muốn chuyển tải, gợi ý đề tài…Chú như cái kho kiến thức sẵn lòng đáp ứng,
chia sẻ, bù lắp những lỗ hỏng những sơ sót non nớt chuyện nghề chuyện đời mà
tôi cần hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm. Riết rồi buồn – vui gì tôi cũng tìm chú
thủ thỉ kể lể và nghe chú chỉ giáo. Những buổi chiều ít việc sau khi báo ra,
tôi vẫn thấy bóng dáng chú ra vào phòng Biên tập và theo lời chú nói: Làm việc
không phải hết giờ mà phải hết trách nhiệm!
Ngày chú mất, tôi đau xót trước linh cửu chú để mặc dòng lệ
thi nhau tuôn rơi và trong sự thương tiếc khôn nguôi, trái tim tôi chợt bật
tiếng gọi thắm thiết yêu thương: Ba ơi!
Thưở Trung học tôi cũng là một độc giả trung thành với tủ sách Tuổi Hoa do nhà sách Khai Trí xuất bản và tôi đặc biệt ưa thích cuốn “ Chiếc là thuộc bài” của nhà văn Nguyễn Thái Hải ( Khôi Vũ). Do vậy, từ sự khuyến khích động viên của anh, tôi trở lại nghề và làm việc cho tờ báo Lao động Đồng Nai vào năm 1996.
Thời điểm đó, báo Lao động Đồng Nai đang có sự chuyển mình
liên tục, từ bản tin 1 trang hàng tháng thành tờ báo tuần 2 trang, rồi tăng lên
4 trang/ số/ tuần, 6 trang/ số/ tuần, 8 trang/ số/ tuần với trang bìa in 4 màu
tươi tắn. Cũng vì sự chuyển biến nhanh lẹ đó mà anh chị em phải luôn cố gắng
đáp ứng nhu cầu công việc trong bối cảnh nhân sự rất khiêm tốn đếm được trên
đầu ngón tay. Đương nhiên bộ phận phóng viên cũng phải tăng tốc chạy đua; cho
tới khi bắt kịp công việc, ngoảnh lại mới hay mình tiến bộ.
Đấy cũng là cách làm việc của nhà văn Khôi Vũ- Thư ký tòa
soạn báo Lao động Đồng Nai lúc bấy giờ. Bằng thái độ ôn nhu thẳng thắn, anh
trao đổi góp ý chúng tôi những đề tài thời sự cần phản ảnh, mức độ nội dung cần
thông tin, thể hiện bài vở thế nào để lôi cuốn độc giả. Anh khuyến khích chúng
tôi nên đi cơ sở áp sát thực tế nhiều để mở rộng tầm nhìn và tạo điều kiện cho
những chuyến đi của anh em được thuận lợi suông sẻ. Tôi cũng thấy rõ thái độ
không thiên lệch từ người Thư ký tòa soạn này trong việc sử dụng bài vở của anh
em giao nộp, mà anh còn tôn trọng công sức của chúng tôi đã đầu tư thực hiện
bài viết.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ câu anh hay nói: Đi, thấy, cảm
nhận, viết là chuyện của phóng viên- đó cũng giống công chuyện của người đi chợ
mua sắm theo thị trường. Công việc người biên tập ở tòa soạn tựa như đầu bếp
phải chế biến thức ăn bằng những món nguyên liệu là bài vở do phóng viên mang về.
Vì vậy, báo Lao động Đồng Nai đã có những số báo tổng hợp mang nhiều nội dung không
chuyên khác nhau, tạo sự bất ngờ cho bạn đọc; còn anh em phóng viên thì tha hồ
chuyển tải cảm xúc từ những chuyến đi thực tế cơ sở và không sợ bị tòa soạn bỏ
bài vì đề tài không mang tính thời sự…
Báo Lao động Đồng Nai ngày ấy chẳng khác gì một mái ấm gia
đình với các thành viên cùng chung mục đích: tất cả cho đứa con tinh thần là
sản phẩm báo.
Nếu làm việc với chú Út Thiện tôi đón nhận tình cảm cha con, thì làm việc với anh Khôi Vũ- tôi được cư xử như đứa em nhỏ.
Chú và anh đã hướng dẫn chỉ bảo cho tôi nhiều bài học nghề,
cách nhìn nhận xã hội xung quanh cùng cách xử thế thấu đáo hợp lý hợp tình.
Nhưng điều sâu sắc mà tôi lãnh hội được ở hai người đi trước này là ĐẠO
ĐỨC LÀM NGƯỜI và luôn GIỮ CÁI TÂM TRONG SÁNG của người cầm bút,
không chỉ gói gọn trên trang báo hay cuốn tiểu thuyết mà phải thể hiện thật sự
trong cuộc sống sinh hoạt đời thường; Nhất là trong cách cư xử với người thua
kém mình mọi mặt và những dấu ấn đời nghề này sẽ theo tôi đi suốt chặng đời còn
lại.
Nhớ ngày 21-6
NHẬT HẠ
NHẬT HẠ
Em chúc chị luôn hạnh phúc và thành công với nghề của mình . Chúc chị mãi là cô phóng viên xinh đẹp dể thương .
Trả lờiXóaCám ơn em gái Mai Ngân.
XóaNhưng, cũng đến ngày nhà báo...lão thành rồi em ạ.
Nhường chỗ cho bọn trẻ thôi, dù rất yêu nghề.
Cháu chúc cô luôn giữ lửa tâm huyết mãy cháy với nghề báo cô nhá./.
Trả lờiXóaChúc mừng ngày báo chí cách mạng Việt Nam./. (21.06.13)
Cám ơn Mèo con nhiều nhé!
XóaChúc Mèo con luôn vui vẻ- thành công.
Con thích cô trải lòng trong những trang viết như vầy. Đọc entry này, con đọc lên thành tiếng để cảm nhận...
Trả lờiXóaMuốn trải lòng thì phải có...chất chứa đã chứ nhỏ!
Trả lờiXóaTrải lòng trước khi chia tay với nghề con gái à!
Lâu, rất lâu rồi con mới được đọc một entry trải dài của cô. Muốn lặng yên để ôm trọn từ từ vào lòng !
Trả lờiXóaCứ lặng yên ôm trọn vào lòng từ từ đi nhé Gái nhỏ!
XóaCháu đã bước một chân vào Báo Hà Tĩnh rồi, vậy mà vì tiếng gọi tình yêu lại quay ra về làm cô giáo làng. Tiếc cô à!
Trả lờiXóaNgày của cô, cháu chúc cô luôn mạnh khỏe, thành công hơn nữa cô nhé!
Cháu yêu cô.
Nhà báo hay nhà giáo đều là nhà...nghèo tiền mà giàu tình cảm Mec à.
XóaEm suýt nữa cũng đã trở thành phát thanh viên của đài phát thanh tỉnh Quảng Bình chị ạ. Chỉ vì giọng Bắc "chuẩn" của em mà không được nhận đấy.
Trả lờiXóaEm chúc mừng ngày báo chí đến chị nhé!
Cám ơn Như Mai.
XóaNghề nào cũng tốt đẹp em à, miễn phù hợp với mình là được rồi. Chúc em luôn an vui.
NM cũng suýt làm nhà báo đó nha ! Ngày trẻ thích được mang máy ảnh phiêu diêu với những chuyến đi ...
Trả lờiXóaVậy mà khi học xong SP rồi , vẫn được mời sang làm ở phòng văn hóa với nhiệm vụ biên tập và phát thanh viên...Nhưng sợ nên không dám, đanh làm nhà giáo thôi !
Chúc mừng ngày của NH nhé !
Tiếc nhỉ. Như vậy là MN chưa có duyên với nghề.
XóaNhưng nghề giáo cũng cao quý và được xã hội tôn trọng mà.
Nghề giáo đỡ vất vả và nguy hiểm hơn nghề báo MN à.
Chị ơi sắp đến ngày 21-6 em chúc chị luôn yêu nghề thành công và hạnh phúc nhé
Trả lờiXóaChị cám ơn em trai luôn nhớ tới chị.
XóaEm vào thăm chị . Một ngôi nhà thơm ngát hương hoa hồng :)
Trả lờiXóaHồng là loài hoa chị yêu thích nhất đó KTD à.
XóaChúc cô sức khỏe!
Trả lờiXóacám ơn cháu Thảo nghen.
XóaCô nghe Út Trang, chú ba Biên và Anh Thư nhắc cháu hoài!